Trang chủ > Digital marketing - Social Media > Người dẫn đầu một công ty công nghệ có thể là một Low-tech man?

Người dẫn đầu một công ty công nghệ có thể là một Low-tech man?


Một bài viết cách đây đã lâu của bác Tanng – A low-tech man can’t dream đại ý nói rằng “Thế giới công nghệ cũng vậy, các nghệ nhân công nghệ là cốt lõi của thành công, chứ không phải bộ óc tính toán lạnh lùng của các thương gia” cho nên người làm chủ một công ty không thể là một Low tech man (một cách chơi chữ đối nghịch với high-tech man). Hôm nay Bánh bèo thử viết một bài phản biện về quan điểm này để mọi người ném đá xem thế nào.

Trước hết, chúng ta hãy cùng thống nhất với nhau, Low-tech man ở đây nghĩa là người không có background IT (tức là học IT ra hay công tác lâu năm trong ngành này) chứ không nói đến những người chẳng biết làm gì ngoài check mail và đọc báo mạng.

3 quan điểm Bánh bèo đưa ra để khẳng định một Low tech man cũng có thể làm chủ một công ty công nghệ là:

1. Business man là người nhìn ra cơ hội

Khi Bánh bèo đem một dự án website nhờ các Hi tech man tư vấn, ít nhất có 3 hi tech man cho rằng traffic của website còn quá thấp, còn lâu mới đạt mặt bằng traffic chung của các website ở Việt Nam, mới lọt vào Top 10,000 Alexa… nên cơ hội tìm kiếm và bán quảng cáo rất mong manh. Nhưng sự thực website đó vẫn có rất nhiều khách hàng quan tâm vì đó là nơi họ tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình, traffic chưa cao hay thứ hạng website còn thấp không nói lên điều gì ở trường hợp này. Sự thực thị trường ngách là thị trường dễ kiếm tiền và ít cạnh tranh, nơi có những khách hàng rất đặc thù với những nhu cầu, mong muốn cũng đặc thù không kém, business man là người nhanh nhạy với thị trường và nắm bắt ngay cơ hội kinh doanh mà một hi tech man có thể nhìn chưa ra.

Thêm nữa, một business man với đầu óc đầy tính toán mới có thể nghĩ ra những cơ hội kiếm tiền từ mọi ngóc ngách của website, còn một hi-tech man nhiều khi chỉ nghĩ được việc làm sao có một website tối ưu về giao diện và tính năng. Nếu một website tạo ra chỉ đơn thuần để bán được một vài banner quảng cáo hay trao đổi Google Adsense thì cho dù nó làm ra tiền nhưng đó cũng không phải là cách làm của một business man.

2. Business man tìm đầu ra cho mọi sản phẩm công nghệ: 

Người ta hay nói, có thực mới vực được đạo, nhiều anh nhà thơ vẫn đang ngồi chết đói trên đống thơ của mình. Nhiều webmaster cũng vậy, hàng ngày họ ngắm nghía những con số traffic, ranking… của website mình phát triển thay cho việc ăn cơm và nhổ râu tự sướng với thành quả xây dựng một website có “máu mặt” trên Internet. Trên website của họ, mọi tính năng, tiện ích đều trơn tru, hoàn hảo, và người dùng hoạt động rất nhộn nhịp sôi nổi. Nhưng họ vẫn rất loay hoay trong việc biến traffic cao và sự hoàn hảo về kỹ thuật kia thành lợi nhuận. Nếu không tìm được nguồn tiền để tái đầu tư vào website, sau 3 đến 5 năm, hoặc là họ có nguồn tài chính dồi dào có thể cầm cự được sự sống cho website, hoặc là họ phải chấp nhận thả nổi trang web để tìm kiếm một cơ hội làm ăn khác.

Các quỹ đầu tư rất quan tâm đến những công ty công nghệ mới nổi, một số nhà đầu tư nhỏ hơn thì có thể sẵn sàng rót vốn cho một website đầy tiềm năng của một cá nhân nào đó. Nhưng nếu bạn không thể viết được một kế hoạch kinh doanh, không biết phân tích SWOT, dự trù tài chính và đầu ra cho website của mình, thì bạn đã bị nhà đầu tư loại từ vòng gởi xe.

Việc triển khai một chiến lược kinh doanh, từ việc tiếp cận đúng khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm, dịch vụ cũng không hề là việc dễ dàng. Nếu không có dòng máu business chảy trong huyết quản thì không phải ai cũng có thể làm được. Ý tưởng và công nghệ là cái đáng tiền, nhưng để “bán” được nó hay không lại là vấn đề khác.

3. Business man thấu hiểu người dùng và đề cao trải nghiệm:

Một low tech man có thể khá mù mờ về các ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật điện toán đám mây, hay các khái niệm công nghệ đang thay đổi hàng ngày nhưng họ là người trải nghiệm thực tế nhiều và hiểu rõ insight của người dùng – đây là yếu tố quyết định sự thành công của một sản phẩm công nghệ. Còn điểm yếu về kiến thức công nghệ, họ có thể bù đắp bằng lực lượng hỗ trợ cho mình bên dưới.

Chẳng hạn, một trùm SEO tự hào vì đẩy một website chuyên về du lịch lên vị trí số 1 trang tìm kiếm Google với từ khóa “tour”. Nhưng vấn đề thực tế đặt ra là chẳng khách hàng nào tìm kiếm dịch vụ du lịch lại search một từ khóa chung chung như vậy, họ thường là sẽ gõ vào ô tìm kiếm cụm từ “tour du lịch Hội An” hay “du lịch sông nước” để tìm ra website chào bán đúng nhu cầu của mình. Hiện nay ở Việt Nam, những người làm SEO rất khá nhưng hầu hết mới chỉ ở tầm “thợ đẩy từ khóa”, tức là đẩy từ khóa theo yêu cầu của khách hàng, chứ họ ít tư vấn được cho khách hàng một chiến lược tối ưu hóa từ khóa phù hợp.

Không chỉ trong ngành SEO, mà nhiều ngành khác, các Hi tech man tỏ ra đón đầu công nghệ khi cập nhật cho sản phẩm của mình những tính năng mới nhất trong thế giới công nghệ, họ thậm chí nghĩ ra những công nghệ cực kỳ đột phá nhưng không biết ứng dụng … làm gì cho phù hợp. Người làm business, với sự trải nghiệm của mình ở nhiều sản phẩm công nghệ,  có thể không rành về thiết kế giao diện, không rành về việc lập trình ứng dụng, nhưng với con mắt và suy nghĩ của một người dùng thực sự, họ “ngửi” được những xu hướng, tính năng có thể làm cho người sử dụng sản phẩm hài lòng.

Một product manager xuất thân từ Lập trình viên sẽ phát biểu: “Tôi cần một cái box đặt trên trang chủ, dùng công nghệ Ajax để show hàng những hoạt động mới nhất của thành viên”. Một business man sẽ phát biểu:”Tôi cần một cái box đặt trên trang chủ, cứ mỗi khi thành viên nào có hoạt động gì mới nó sẽ được cập nhật ngay tức thì vào đó mà không cần tải lại trang”. Với cách phát biểu nào thì bộ phận kỹ thuật cũng có thể làm ra một cái box đúng yêu cầu, cho nên, quan trọng là ý tưởng và trải nghiệm mà thôi.

CEO của các công ty công nghệ tầm cỡ thế giới như Apple, Google, Microsoft đều là những hi tech man, nhưng quan trọng hơn, họ cũng là những bộ óc kinh doanh có tầm cỡ mà ngay chính các business man cũng phải ngả mũ nể phục. Nếu không nhờ tài năng kinh doanh và điều hành của những CEO vĩ đại đó, chắc chắn các công ty ấy chẳng thể nào vươn mình lên tầm cỡ như vậy. Background công nghệ sẽ giúp bạn phát minh và quản lý sản phẩm của mình được tốt hơn – đây là một lợi thế của Hi tech man so với Low tech man. Nhưng nếu bạn dùng nó để can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới thì nó chỉ tổ làm bạn mất thời gian, thay vào đó, tốt hơn thì ngồi nghĩ chiến lược phát triển cho sản phẩm và khai thác nhiều tiền hơn để nuôi đội ngũ của mình.

Gần đây, có bài báo phản ánh rằng khả năng lập trình của Mark Zuckerberg (chủ xị lập nên trang Facebook) đang đi xuống. tôi cho rằng đó là một tin đáng mừng. Nếu ông CEO này vẫn còn bám sát vào chuyên môn thì có lẽ chúng ta không được chứng kiến một đế chế Facebook hùng mạnh như hiện nay.

Cuối cùng, Bánh bèo nghĩ rằng, mô hình một công ty công nghệ hoàn hảo, nên có một ông Business Man làm CEO, và một ông phó cực kỳ rành công nghệ làm cánh tay phải đắc lực. Và hai ông này phải là người có cùng chung đam mê, cùng chung chí hướng và sẵn sàng sống chết với sản phẩm của mình. Chứ tuyển một ông đang bán nước ngọt về bán điện thoại, laptop… kiểu  tay ngang như bác Tanng ví dụ trong bài, thì thất bại là đương nhiên.

  1. 18/09/2011 lúc 3:02 sáng

    Nguyễn Ngọc Điệp, giám đốc của Vatgia.com, vẫn luôn hướng tới là công ty TMDT số 1 VN.
    Em đồng tình với suy nghĩ trong bài viết này, Bussiness man làm CEO vẫn tốt hơn rất nhiều 🙂

  2. 19/09/2011 lúc 9:37 sáng

    em hoàn toàn đồng ý với bài viết này, CEO dù sao thì cũng vẫn là bussiness man mới được, chứ công việc củ̀a họ đâu phải là ngồi lập trình một soft hay thiết kế phần cứng. Nhiệm vụ của CEO là tạo ra khái quát mục tiêu và ý tưởng để các bộ phận của công ty thực hiện ý tưởng đó. CEO không phải là người làm tất cả, nên cũng ko cần phải giỏi tất cả, và trên hết, họ có cả 1 công ty chứ ko phải 1 mình…

  3. 26/09/2011 lúc 8:07 sáng

    Dạo này có cái campain nào hay không chị, show cho cả nhà xem với, ngoài Bắc em nhạt nhòa quá ^^’

  4. 02/10/2011 lúc 3:47 chiều

    Bài này của chị làm em nhớ đến 1 đọan trong “Cuộc chiến trong phòng họp” của Al Ries ghê. Đại lọai là 1 tay có đầu óc giỏi 1 cách bất bình thường (ở đây là mấy bác hi-tech) thì thích hợp để vực dậy 1 cty đang gặp khó khăn/ khủng hỏang còn vực xong rùi thì cần 1 tay khác đầu óc giỏi nhưng mà khuôn phép 1 chút ( là các bác low-tech í) để chỉnh đốn lại hàng ngũ và duy trì phát triển dựa trên cái đà mà tên rule breaker kia đã tạo.

    Còn CEO để ai làm thì em thấy 0 quan trọng lắm, quan trọng là 2 bác phải đi chung và ăn ý với nhau như thằng superhero với sidekick của nó.

  5. 06/10/2011 lúc 1:56 sáng

    Kết nhất đoạn này của bạn ” Hiện nay ở Việt Nam, những người làm SEO rất khá nhưng hầu hết mới chỉ ở tầm “thợ đẩy từ khóa”, tức là đẩy từ khóa theo yêu cầu của khách hàng, chứ họ ít tư vấn được cho khách hàng một chiến lược tối ưu hóa từ khóa phù hợp.”

  6. 08/10/2011 lúc 11:41 sáng

    Hề hề, ở VN ta thì dân kỹ thuật qua làm marketing và làm CEO nhiều và thành công không kém gì dân Business man chánh gốc bác ợ. Cái ngộ là, sự tinh tế, tỉ mỉ, và khả năng logic của người từng làm về kỹ thuật, rất hữu ích khi nó phục vụ cho việc làm Business

  7. 11/10/2011 lúc 9:02 sáng

    Anh thích nhất là câu này “mô hình một công ty công nghệ hoàn hảo, nên có một ông Business Man làm CEO, và một ông phó cực kỳ rành công nghệ làm cánh tay phải đắc lực. Và hai ông này phải là người có cùng chung đam mê, cùng chung chí hướng và sẵn sàng sống chết với sản phẩm của mình. Chứ tuyển một ông đang bán nước ngọt về bán điện thoại, laptop… kiểu tay ngang như bác Tanng ví dụ trong bài, thì thất bại là đương nhiên.”
    Đây gọi là quản trị chiến lược và là Key Success

  8. Loc Bùi
    18/10/2011 lúc 7:10 sáng

    Chị ơi ; em hỏi xíu ; chị có tài liệu gì tốt về Marketing cho mảng du lịch ko ạ ? ; em muốn viết khoá luận về đề tài này mà chưa biết kiếm đâu ra tài liệu 🙂

  9. Quyen
    04/01/2012 lúc 12:15 chiều

    e nghĩ thế này: khi nói 1 low tech man ko thể làm chủ 1 công ty công nghệ, điều đó ko đồng nghĩa, hay nói đúng hơn là hoàn toàn khác với nói: 1 high tech man có thể làm chủ 1 công ty công nghệ. Trong khi đó, 3 luận điểm mà chị đưa ra để phản bác ý kiến thứ 1 lại (theo chủ quan của em) chỉ hướng đến phản bác ý kiến thứ 2(!). Theo thiển ý của em thì: để dẫn dắt một công ty công nghệ đi đến thàng công (bền vững) thì cần có: 1 high tech man + 1 businessman = 1 successful man in technology industry; Và cũng theo thiển ý của em thì đây chính là điều mà bác Tanng muốn đề cập đến.

  10. 14/03/2012 lúc 3:56 sáng

    like bài nì

  11. 10/06/2014 lúc 4:38 sáng

    Modern yahoo korea world is full of well-intentioned folks who have the
    reesources to pay for counseling.

  1. 30/12/2011 lúc 9:02 sáng

Gửi phản hồi cho Loc Bùi Hủy trả lời