Suy nghĩ thấu đáo và ra quyết định chính xác trong 1 giây

15/12/2021 3 bình luận

Hôm nay xin nói về tập luyện suy nghĩ Nhanh về một vấn đề. Dành cho những ai có hứng thú và thấy có điểm gì đó mới mẻ có thể áp dụng, còn ai không quan tâm, đọc thấy khó hiểu hay thấy điều này nằm trong tầm hiểu biết của mình rồi thì có thể bỏ qua, xem đây như chuyện tán nhảm chém gió mà thôi 😊

Suy nghĩ Nhanh là như thế nào? Tạm hiểu là:

  • Suy nghĩ, nắm bắt toàn diện mọi mặt của một vấn đề mà không cần chờ đợi thu thập đầy đủ thông tin
  • Từ đó tìm ra và đề xuất giải pháp giải quyết gần như đầy đủ trong một thời gian rất ngắn

Thời gian ngắn ở đây tính bằng 1 giây, 2 giây, thậm chí phần mười giây thôi chứ không phải nửa ngày, một ngày nha quý dzị. Tại sao cần phải gấp gáp như vậy, là bởi vì trong nhiều tình huống, nó giúp chúng ta ở thế chủ động, ví dụ như:

  • Trong cuộc họp với đồng nghiệp: Nắm bắt nhanh vấn đề, sẵn sàng đưa ra giải pháp trong khi những người khác còn chưa kịp khởi động bộ vi xử lý của họ thì chúng ta sẽ đi trước mọi người một bước, những người khác có xu hướng sẽ nghe theo những người thường xuyên có giải pháp sớm. Vì họ cảm thấy không theo kịp người đó trong hầu hết các trường hợp nên họ thường đồng thuận theo, nếu có góc nhìn khác thì cũng chỉ mang tính bổ sung chứ không có đủ thời gian để suy nghĩ thấu đáo hơn để mà phản biện và phản đối.
  • Trong một cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng: Ứng viên ngay lập tức có câu trả lời đầy đủ cho những câu hỏi có tính thách thức của người phỏng vấn mà ứng viên chưa đoán trước để mà chuẩn bị. Khi họ đang mở miệng trả lời vấn đề A thì trong đầu họ cũng đang suy nghĩ triển khai tiếp vấn đề B, chứ không phải suy nghĩ xâu chuỗi xong hết vấn đề thì mới trả lời. Sự phản ứng nhanh nhạy và câu trả lời xác đáng sẽ làm họ đánh giá cao mức độ thông minh và năng lực triển khai của ứng viên.
  • Trong một cuộc nói chuyện với cấp trên: Nắm bắt ý tưởng của sếp ngay khi ông ta/bà ta còn chưa kết thúc lời nói, thậm chí còn đưa đẩy gợi mở thêm câu chuyện, phát triển thêm ý tưởng cho họ sẽ làm cho họ đánh giá mức độ tâm đầu ý hợp và tín nhiệm chúng ta, dễ trở thành lính ruột của sếp.

Tất nhiên nghĩ Nhanh không có nghĩa là khuyến khích hấp tấp, tài lanh, không thấu đáo vì như vậy những ý tưởng kém được sản sinh ra sẽ là thảm họa cho một team, một công ty. Tốc độ cũng phải đi đôi với chất lượng, mọi thứ cần phải chính xác, có nền tảng khả thi thì mới có tính thuyết phục và nhận được sự đồng thuận của người đối diện. Để làm được điều đó thì những người có năng khiếu về tư duy logic và sáng tạo sẽ có lợi thế về việc này, sự đóng góp của nó chiếm đến 50%. Tuy nhiên ở một vài khía cạnh, BB thấy cũng có thể trau dồi, luyện tập được, để ít nhất không phải là người nhanh số 1 thì chúng ta cũng có thể nhanh thứ 2, thứ 3, không đến nỗi ngồi trầm ngâm suy nghĩ đợi người khác đi cả cây số quay lại rồi chúng ta mới đề xuất giải pháp, nó hoàn toàn không phù hợp với tốc độ làm việc thời hiện đại.

Theo BB thấy thì những cách sau rất hiệu quả, mặc dù không chủ ý luyện tập nhưng cảm thấy những thói quen này những năm qua đã thể hiện có tác dụng với bản thân. Mọi người thử xem sao biết đâu 1 năm sau nhìn lại thấy tốc độ suy nghĩ được cải thiện rất nhiều:

  • Lập kế hoạch cho mọi việc: Với một người phải lập kế hoạch và viết proposal từ hồi sinh viên đến giờ như BB thì nó như một quán tính rồi, cũng như sáng dậy rửa mặt đánh răng – mọi người vừa mơ ngủ vừa làm vẫn được, không ai cần suy nghĩ tư duy xem nó có bao nhiêu bước. Khi sếp hay khách hàng cần một giải pháp nào đó, chỉ cần họ cất lời nói thì trong đầu mình lập tức hình dung ra ngay thứ tự các bước thực hiện, cách thức đo lường hiệu quả, cách hạn chế và khắc phục rủi ro, phân bổ con người và nguồn lực. Nếu ai chưa có thói quen này thì thử lập kế hoạch theo kết cấu như vậy cho mỗi công việc hàng ngày, ban đầu có thể ghi ra giấy hay gõ trên Words, lâu dần quen rồi nó sẽ tự thành phản xạ và nó đến rất Nhanh trong đầu. Đây là cốt lõi trong việc đề xuất nhanh giải pháp cho mọi vấn đề đưa ra.
  • Kết nối các điểm quan trọng nhất, loại bỏ triệt để các chi tiết thừa: Khi tiếp nhận một sự việc, chúng ta biết thu thập thông tin nào chủ chốt nhất để nắm được gần như toàn diện vấn đề, tương tự như không cần phải xoay hết nguyên trái banh để biết nó là như thế nào, hay như mấy anh đàn ông khi gặp lần đầu, chỉ cần tập trung vào một vài điểm ở một cô gái là đánh giá được một cô gái đẹp hay không, các điểm còn lại gần như là điểm mù mà anh ta không hề nhìn thấy 😊 Khi mà những điểm mấu chốt được làm nổi bật, việc ghi nhớ của chúng ta sẽ được ngăn nắp hơn và khi có một sự việc tương tự, trí óc nó sẽ tự kết nối việc đó vào folder chứa những kinh nghiệm tương tự trước đó, và chúng ta có thể tận dụng những kinh nghiệm đã được học đó cho sự việc hiện tại.

Nếu cảm thấy mình chưa có kỹ năng chọn lọc thông tin như vậy thì chúng ta cũng có thể luyện tập cho nó thành phản xạ: Đặt cao vấn đề hiệu quả công việc trong mọi hoạt động của cuộc sống, và loại bỏ tất cả những chi tiết thừa. Việc này cũng không dễ cho một người khá cầu toàn như BB nhưng trong đầu tui thường có hai chữ như kim chỉ nam “Tập trung, hiệu suất” và nó thể hiện qua các thói quen hàng ngày mà nhiều khi mình cũng còn không nhận biết ra. Ví dụ như khi than phiền rằng ở một số thao tác, iOS phải trải qua 3 bước so với Android chỉ có 2 bước, như vậy Android có hiệu quả cao hơn, thì một fan Apple bật cười vì không nghĩ vấn đề đó nó quan trọng đến vậy. Nhưng đối với BB, khi mở chức năng Phát sóng di động chẳng hạn, với iOS phải vào Cài đặt, tìm mục đó và chọn Bật lên, so với Android chỉ cần kéo trượt phần cuộn ở trên xuống và nhất vào biểu tượng là bật lên được, là đã bị chậm 1 nhịp và ảnh hưởng đến hiệu suất. Từ việc nhỏ nhoi như vậy, nhưng vì nó là thói quen nó tác động lên cách nhìn nhận vấn đề.

Và khi thói quen đó ăn vào máu rồi thì trong tiềm thức sẽ chủ động cắt bỏ tất cả các chi tiết thừa trong các sự việc mà ta tiếp nhận, để chúng ta nhìn thấy một khu rừng quang đãng hơn và dễ quan sát thấy những gì đang tìm kiếm hơn.

Việc này cũng là một điểm yếu của BB vì có những việc nhớ rất tốt nhưng có những việc bộ não nó tự động cho là thừa thãi nên chủ động quên đi nên chẳng nhớ nổi, mặc dù không chủ ý như vậy :). Nhưng điều đó thuộc về bản năng, thói quen tư duy, còn nếu mọi người chỉ tập luyện thì sẽ chỉ tiến bộ theo hướng tích cực mà thôi.

Kết luận:

Người ta hay nói “Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận”. Việc suy nghĩ và ra quyết định nhanh không chỉ có ứng dụng trong công việc giúp làm việc hiệu quả hơn, mà trong cuộc sống, nó sẽ làm ta sẽ suy nghĩ tỉnh táo, ít bị chi phối bởi cảm xúc, trong đầu đỡ vướng bận với những suy nghĩ rầy rà, rách việc, gạt bỏ những khía cạnh tiêu cực, thừa thãi làm tiêu tốn năng lượng và ảnh hưởng đến cảm xúc bản thân. Những cảm xúc như giận vợ/chồng, buồn phiền với con cái, thất tình với bồ bịch, lo lắng với công việc, thất vọng với đồng nghiệp sẽ bớt thường trực trong đầu vì trí óc chủ động gạt bỏ, chúng ta sẽ đỡ cảm thấy vất vả và áp lực.

Cũng như chiếc xe tải không bị chất quá nhiều thứ lên, chúng ta sẽ suy nghĩ tích cực hơn, cảm thấy bản thân nhiều năng lượng hơn để vượt qua những thách thức mỗi ngày.

Chuyên mục:Branding-PR

Đầu năm bàn chuyện khai thác database khách hàng để convert từ lead thành customer hiệu quả 100%

26/01/2020 4 bình luận

1️⃣ Always be Optimizing.
Ngày Tết mà Ông xã BB phải làm activation cho khách hàng là một hãng lớn.
Ổng về kể: Mỗi ngày anh phải ghé ngang qua kiểm tra đôn đốc nhân sự, đảm bảo đội PG, PB mấy chục người phải lấy hơn 500k thông tin người nhận quà cho khách hàng của anh.
Tui: Làm cách nào để anh lấy được database vậy?
Ổng: Bên đó họ phát triển một phần mềm, các PG mỗi đứa cầm 1 tablet tiếp cận khách, xin thông tin khách điền vào rồi tặng khách 1 túi quà nhỏ nhỏ.
Tui cười nói hãng lớn, toàn marketer giỏi với agency sừng sỏ mà xử lý pha này cồng kềnh vậy. Mỗi khách mất trung bình 2-3 phút, làm vậy thì 100 PG cũng còn chưa phủ hết lượng khách hàng đến event đó. Chưa kể khách giờ họ khôn ra rồi, sợ bị gọi dt spam quảng cáo nên họ hay cho sdt ảo lắm, cho thông tin xong rồi nhận quà. Mấy bên họ nói em share status hay check in xong sẽ được khuyến mãi thì nhận quà xong em cũng huỷ check in à, cho nên tại đó mình không có kiểm chứng thông tin được.
Ổng gật gù: Ờ, có lý ha, mà anh làm sub contract nên không theo khách hàng từ đầu không tư vấn được.
Tui: Vậy lần sau anh nói khách để em tư vấn cho, tính phí rẻ thôi, chỉ cần optimize quy trình thì tiết kiệm cho họ vô số thời gian, nhân lực. Em tuy làm ở cái ngành quê mùa vậy chứ làm digital marketing được cho nông dân, lôi họ lên mua hàng online còn làm được, huống gì đối tượng mass consumer này việc này không quá khó. (Vậy chứ mà mình nói background ra nhiều người cười khẩy thôi à, đâu ai thèm mướn mình làm marketing).
Ổng: Nhưng mà nhờ vậy mình mới có cơ hội làm cái job này kiếm ăn chứ, hí hí.

Xem chi tiết…

Viết bài PR/phỏng vấn cá nhân: công thức để có 1 bài viết ăn tiền

11/01/2019 3 bình luận

Có phóng viên báo nọ xin hẹn phỏng vấn 1 ông cán bộ có cách kinh doanh online sáng tạo, tui thay mặt đứng ra làm việc với nhà báo (làm trợ lý hình ảnh ko công thôi). Sáng nay mở email, nhận được list câu hỏi mà thấy giận ghê nơi.

Thứ nhất là, với bệnh nghề nghiệp, tui đã mắc công soạn ra 1 bài viết dài 2 trang, kể về quá trình và hoạt động kinh doanh của ổng, với mong muốn là một cách hỗ trợ thông tin và họ sẽ lưu ý những điểm đáng nói về ổng. Vì không có ai hiểu rõ mình bằng chính mình, nên hy vọng qua đó phóng viên họ hiểu về những gì mình làm một cách tường tận và kể lại một cách đủ hấp dẫn. Nhưng có vẻ họ quăng bài đó vào xó xỉnh nào đó chưa thèm ngó mắt đến trước khi động tay làm bảng câu hỏi này. Bằng chứng là họ gọi business nhỏ nhỏ của ông là công ty, còn xem ông như 1 CEO rất tầm cỡ.

28827648_10214165402322181_3437165735137377279_o

Thứ hai, có vẻ như bảng câu hỏi được họ nhắm mắt nhân bản cả trăm lần để phỏng vấn cả trăm người nên không hề có một “may đo” riêng cho phù hợp từng người. Một ông cán bộ nhà nước, một ông nông dân cũng có cách tiếp cận phỏng vấn, khai thác thông tin không khác gì 1 chủ doanh nghiệp. Cứ cho là đây chỉ là bản câu hỏi thăm dò, khi tiếp xúc phỏng vấn ổng thì họ sẽ gạn lọc dần, nhưng quay trở lại vấn đề thứ nhất, nếu họ bớt lười mà đọc bài giới thiệu của tui, thì sẽ đặt những câu hỏi trúng mục tiêu hơn, tiết kiệm thời gian cho cả hai bên hơn.

Đây không phải là lần đầu tui gặp cách phỏng vấn củ chuối. Trước kia có 1 lần, một chị phóng viên ở 1 tờ báo cũng lớn dành cho phụ nữ cũng ngỏ ý muốn phỏng vấn tui như 1 gương mặt 8X năng động. Sau khi dành 1 buổi trao đổi với chị ở cty, lúc chị gởi lại bài, tui thật sự bất ngờ về mức độ nhạt nhẽo của bản thân mình: nguyên bài viết đơn thuần là kể lể, tốt nghiệp trường gì, ra trường đi làm cho công ty nào, sở thích, mục tiêu là gì… Mặc dù lúc đó mới ra trường hơn 1 năm, nhưng tui nghĩ không có nghĩa là không có gì để viết. Một cây bút sắc sảo sẽ biết khai thác khía cạnh “ăn tiền” của một cá nhân, cho dù con người đó có tẻ nhạt cách mấy. Chứ nếu rập khuôn một công thức, thì một cô gái trẻ mới ra trường 1, 2 năm không thể nào có một profile hay ho, phong phú như một CEO hay người đi làm thuê 20 năm kinh nghiệm. Sau đó chị và tui ngồi lại với nhau 1 buổi nữa, tui cũng cố gắng chỉ ra 1 vài nét mà chị nên nhấn mạnh, nhưng có vẻ cũng không làm cho chị cảm được. Sau đó tui đề nghị khỏi đăng bài, vì mình đọc vào còn thấy chán chính mình thì đem lên mặt báo làm gì cho tốn 1 trang báo mà không ai thèm đọc.

Với kinh nghiệm viết bài lăng xê trót lọt nhiều cá nhân, nhiều business, nay lại ngứa nghề nên tui tạm đúc kết ra công thức cho các bạn PR có thể áp dụng cho 1 bài viết dạng chân dung doanh nghiệp, gương mặt doanh nhân hay bài phỏng vấn lãnh đạo. Lưu ý đây là công thức của riêng tui nên có thể ko tránh khỏi thiếu sót, các bạn có thể áp dụng và tự hoàn thiện thêm.
Công thức viết tắt ngắn gọn là SIGMA trong đó:
– S: Story
– I: Innovation
– G: Green
– M: Motto
– A: Activity

29473198_10214165397242054_7079178456130628437_nNgoài các yếu tố này ra thì có nhiều yếu tố khác có thể xây dựng nên bài viết, nhưng chỉ cần khai thác sâu 1 trong 5 yếu tố này là đủ ép phê rồi. Và không nên có quá 2 yếu tố trong cùng 1 bài viết, vì tham lam quá sẽ làm bài viết rối rắm, mất trọng tâm.
Xin giải thích rõ hơn về từng yếu tố như sau:

Story: Kể một câu chuyện, ai cũng có một cơ duyên, một con đường đến với việc kinh doanh của mình, họ đã làm điều đó như thế nào, và có được ngày hôm nay ra sao, trăm trở hay động lực gì để mà phải làm nó… Đây sẽ là một yếu tố thu hút bởi vì người ta đọc nó thường có mục đích: thoả mãn tò mò, nhu cầu thông tin hoặc là học hỏi người đi trước. Điều cần lưu ý là câu chuyện đó phải đủ ly kỳ, đặc sắc, không phải kiểu như: “Con đường trở thành triệu phú của một thanh niên 25 tuổi: Đi làm nhà nước 2 năm, rồi cưới được cô vợ con nhà đại gia, ông già vợ để lại cho thừa kế khu resort 5 sao và hàng chục bất động sản, thế là thành doanh nhân triệu phú”. Và cũng phải khác biệt, không đi vào lối mòn, kiểu như: “Chàng trưởng phòng IT bỏ lương 2000$ về mở quán bán chân gà nướng”, trong lịch sử ngành báo chí VN mỗi ngày có tám chục bài viết ra đời với cùng mô típ thế này nhưng có vẻ các phóng viên vẫn chưa thấy chán thì phải , thay vì vậy thử ghi là “Chàng trưởng phòng IT cãi vợ bỏ việc về bán chân gà nướng” xem có gây tò mò hơn không nào? Một điều nữa là không nói mấy cái sự thật tất nhiên, kiểu như: “Chàng trai Bạc Liêu kiếm tiền tỷ nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng” (thường mấy người nuôi tôm họ kiếm tiền tỷ không à, kể chuyện như vậy không khác gì kể chuyện là chàng trai 9X mới ra trường đã kiếm ngay được việc làm). Lưu ý là làm gì làm, không được bịa ra chuyện từ không thành có cho hấp dẫn, sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân, công ty.

Innovation: Nghĩa là Đổi mới, cải tiến, sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ của người viết có phải là một phát minh, sáng tạo mang tính tiên phong, đột phá trên thị trường? Hay họ cải tiến từ một cái cũ để làm cho tiện lợi, thông minh, đặc sắc hơn, ví dụ tạo nắp khoen cho trái dừa hay phin giấy cho cà phê như 1 vài người bạn trong friend list của tui đã làm? Ngay cả đơn thuần như mua đi bán lại, thì cũng có khía cạnh có thể khai thác, ví dụ bí quyết nào giúp họ chọn những sản phẩm đúng gu thị trường, để tránh tồn kho và bán ế, làm thế nào để có thể bành trướng một chuỗi bán lẻ cả trăm cửa hàng thần tốc trong vòng 1 năm trên toàn quốc như 1 chị trong friend list của tui đã làm.

Green: Khía cạnh bền vững, đây đang là một xu hướng thời thượng khi mà nhận thức của con người về các vấn đề môi trường và xã hội đang ngày càng gia tăng. Sản phẩm, dịch vụ đó có góp phần cải thiện môi trường, ngăn chặn các tác động xấu đến trái đất và môi trường sống? Nó có giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm năng lượng hay tài nguyên trái đất, chẳng hạn như tận dụng phụ phẩm sản xuất và rác thải để chế thành những thứ dùng được, ví dụ như là dĩa làm từ lá cây như một bạn trong friend list của tui đã giới thiệu? Nó có đóng góp gì cho xã hội, cho cộng đồng hay thế giới, chẳng hạn như giảm số lượng của quân đoàn xì ke trên địa bàn công ty hoạt động nhờ tạo ra nhiều việc làm tại chỗ.

Motto: Phương châm kinh doanh, bao hàm nhiều khía cạnh như triết lý kinh doanh, tuyên bố về giá trị sản phẩm, văn hoá công ty. Đây là nền tảng đã giúp nhiều công ty, tổ chức phát triển mạnh mẽ, chiêu mộ nhân tài, gia tăng lòng trung thành và sự cống hiến của nhân viên cho công ty, nên cũng là một khía cạnh đáng đề cập. Nhưng một điều cần lưu ý là nó cũng phải có gì đó đáng nói, hoặc phải đưa ví dụ cụ thể chứ không phải hô khẩu hiệu suông thì công ty nào cũng nói được. Ví dụ như ở Thế giới di động, để thực hiện triết lý “Nói gì làm nấy”, bài báo đã thuật lại sếp đã dành thời gian và hành động như thế nào để tạo cho nhân viên thói quen họp hành đúng giờ và đi gặp khách hàng, đối tác luôn đến trước giờ hẹn.

Activity: Hoạt động bán hàng, tiếp cận thị trường của họ có gì hay ho, đáng học hỏi, ví dụ một siêu thị trưng bày hàng hoá thế nào, tổ chức combo khuyến mãi ra sao để khách mua nhiều? Nếu Hoạt động bán hàng, tiếp cận thị trường cũng bình thường, thì họ có nỗ lực làm marketing, xây dựng thương hiệu ra sao, ví dụ ship nước hoa bằng siêu xe để viral? Nếu cách marketing hay tiếp cận thị trường cũng chẳng có gì hay ho sáng tạo lắm, thì chế độ chăm sóc khách hàng, bán hàng, bảo hành, hậu mãi của họ có gì đáng nói không? Việc quản lý kho, quản lý chi phí của họ có gì hơn người không? Nếu đã gọi là kinh doanh thành công thì phải có ít nhất một cái gì đó hơn người, chứ không thể là do họ may mắn đơn thuần. Hãy đặt bản thân mình vào vị trí người đọc, hãy nghĩ mình sẽ học hỏi được gì từ người nêu trong bài viết này để có thể có được một business thành công như họ.

Thôi bài đến đây cũng dài rồi, hy vọng mọi người đều sẽ có những bài báo hấp dẫn, thu hút cho chính mình và tổ chức của mình, không thua gì các phóng viên thứ thiệt nhé.

Chuyên mục:Branding-PR

Đo lường hiệu quả làm digital marketing dưới góc độ nhà quản lý

16/11/2017 6 bình luận

Có nhiều bạn hỏi về chủ đề này nhưng vì chưa sắp xếp được nên đành lỡ hẹn, hôm qua lại có người hỏi nữa nên nhân tiện BB sẽ viết 1 bài về chủ đề này luôn sau này khỏi tua đi tua lại.
Đo lường hiệu quả của hoạt động digital marketing nói riêng, và marketing nói chung có lẽ là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của người làm marketing chúng ta và cả sếp (nếu chúng ta làm in house marketing) hoặc khách hàng của chúng ta (nếu chúng ta làm ở agency).

Có đến hàng trăm KPI để đo lường hiệu quả digital marketing đã được các chuyên gia gợi ý. Tuy nhiên, website visitor, like share comment, cost per lead, mindshare… gì đó chỉ là đo lường tại cấp độ người thực thi, còn ở cấp độ quản lý, nó không phản ảnh được hiệu quả đầu tư cho hoạt động marketing. Thêm vào đó, đây là các chỉ tiêu nếu không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền, tui nói vậy chắc cũng dễ hiểu.

Tại một Marketing Forum, hầu như tất cả mọi người đều chung ý kiến là ROI vẫn là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả marketing. Nhưng ROI bao nhiêu gọi là hiệu quả? Nếu chúng ta không phải là người đã từng lăn lộn qua một chục công ty cùng lãnh vực cạnh tranh thì việc này cũng khá mơ hồ khó đánh giá. Cho nên ROI thế nào là đẹp, điều đó không ai trả lời được, vì thực ra nó phần nhiều nằm trong mục tiêu mong muốn của người chủ cty, người quản lý.

 

DMA-Median-ROI-by-Direct-Marketing-Medium-June2017

Theo kinh nghiệm cá nhân của BB, thì nên kết hợp 3 chỉ số sau để đo lường hiệu quả marketing và digital marketing, cuối cùng thì nó cũng quy về ROI nhưng nó cụ thể và dễ xác định mức độ thành công hơn.
– Number of inquiries/leads (số lượng khách hàng quan tâm sản phẩm)
– Mục tiêu doanh số năm của nhóm/của cty
– % tổng doanh thu dành để làm ngân sách marketing
Tuỳ vào mức độ % đáp ứng các tiêu chí trên mà chúng ta đánh giá marketing là đạt hiệu quả hay không hiệu quả. Nhưng phải kết hợp cả ba yếu tố trên thì mới có thể đo lường được.
Đi sâu hơn về từng chỉ tiêu. Thuật ngữ nào các bạn không hiểu vui lòng Google thần chưởng giúp ạ.

Inquiry/lead acquisition
Tại sao lại là inquiries hay lead (quan tâm hay hỏi hàng) mà không phải customer? Vì nó phản ánh chính xác số lượng khách hàng tiềm năng được đem về từ từng kênh, trong đó có các kênh marketing (bên cạnh các kênh khác như direct sales, telesales chẳng hạn). Còn customer, tức là khi có xảy ra giao dịch rồi, là yếu tố có liên quan đến nhiều phòng ban bộ phận khác như bán hàng, xử lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng, giao hàng chứ không chỉ do người marketing quyết định được. Cũng vì lý do đó, một số chỉ số khác như là customer retention, repeated order (tạm hiểu là giữ chân khách hàng, duy trì tỷ lệ đặt hàng lại), theo nhiều người thì nó là một Marketing KPI tuy nhiên theo BB, nếu coi nó là 1 marketing KPI thì nó là 1 KPI không quan trọng.

Cho nên dựa trên KPI này người quản lý cũng có thể đưa ra phương pháp ghi nhận performance từng bước để đánh giá hiệu quả làm việc của từng bộ phận: Ví dụ có 100 người khách hàng liên lạc hỏi thông tin sản phẩm thì ghi nhận để thưởng cho bộ phận marketing, còn lại được 50 người quyết định mua hàng và gởi/ký đơn đặt hàng thì ghi nhận thưởng cho bộ phận sales, trong 50 người mua đó có 25 người đặt hàng trở lại thì ghi nhận thưởng cho bộ phận customer services và logistics.

Mục tiêu doanh số năm của nhóm/của cty
Nhiều khách hỏi, nhiều khách mua hàng nhưng lợi nhuận của công ty có bảo đảm hay không, nó phản ánh qua doanh số mà nhóm được phân bố, hoặc doanh số chung của cả công ty.
Chẳng hạn sếp chúng ta giao cho đội e-commerce của công ty phải đem về 30% doanh số cty hay 10 tỷ đồng một năm, thì khi nào sales volume trong năm của công ty đạt mức này thì các chỉ tiêu marketing mới được công nhận.

Cần hiểu đây chỉ là một điều kiện ràng buộc và nó liên quan đến nỗ lực tập thể, chứ nó không phải chỉ tiêu đứng một mình để đánh giá hiệu quả marketing, nói cách khác, phòng marketing được coi là thành công khi nguyên nhóm/nguyên công ty đạt được doanh số này, chứ không phải là marketing phải đem về cho công ty doanh số như vậy. Nhưng nó là điều kiện đủ để phản ánh thành công của đầu tư marketing.

Vậy phòng marketing làm rất xịn, thể hiện qua lead nhiều, tỷ lệ top of mind trong khách hàng cao, tương tác tốt trên các kênh social media, lượng traffic đổ vào website cao, từ khoá chính toàn lên top, mà doanh số công ty vẫn lẹt đẹt thì có đánh giá là marketing làm tốt không? Chắc chắn là các hoạt động, phòng ban khác chưa theo kịp marketing, marketing kéo tốt mà sales yếu không thể đẩy được hàng ra khỏi kho, trong trường hợp này người sếp có quyền cắt giảm hoạt động hay nhân sự marketing vào năm sau để dồn ngân sách cải thiện hoạt động các bộ phận khác. Nên nếu một ngày sếp gọi bạn vào phòng nói “Em rất tốt nhưng mà tôi rất tiếc” thì bạn cần hiểu rằng mọi thứ có thể không nằm ở tầm quyết định của bạn.

% tổng doanh thu dành để làm ngân sách marketing
Chỉ số này đánh giá mức độ chịu chi của người chủ công ty/giám đốc sản phẩm, và nó không có một con số tham khảo nhất định vì nó còn tuỳ thuộc từng ngành hàng, độ cạnh tranh của thị trường, mức độ phức tạp trong ra quyết định của khách hàng, chiến lược bán hàng của người chủ cty/product manager, và tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm.
Chẳng hạn trong một nhánh kinh doanh nước giải khát mới mở, do sản phẩm mới phát triển, nhà máy tự sản xuất, chưa có tên tuổi trên thị trường nên sếp ưu tiên làm thương hiệu, sếp mạnh vốn do đang ăn nên làm ra ở một ngành khác, hơn nữa mức chênh lệch giá bán trên giá thành sản xuất mỗi chai bán ra tới 70% nên sếp quyết định năm đầu tiên dành 30% ngân sách để làm marketing trên mọi kênh. Sếp dự kiến năm nay sẽ bán 5 triệu chai, thu về 50 tỷ đồng, như vậy phòng marketing được cho đến 15 tỷ để bung lụa. Bạn quảng cáo Display Ad, In app marketing, quảng cáo ở toà nhà… các kiểu, Impression cao rạng ngời mà không có thấy dân văn phòng uống mấy, toàn là xe ôm, ba gác máy uống. Sau 1 năm chỉ bán được có 2 triệu chai, có thể người sếp lúc này sẽ phải coi lại bài toán ngân sách và hiệu quả làm marketing.
Trong khi đó ở một công ty phân phối, chiết khấu trên mỗi sản phẩm chỉ có 20% nên sếp chỉ có thể dành tối đa 5% doanh số để làm marketing. Năm nay phòng marketing và các phòng khác làm rất tốt, thu về số lượng lead và doanh số vượt 200% mong đợi trong khi xài chưa đến 3% marketing budget. Lý do là bạn chỉ tập trung lực cho kênh Google Adwords, tối ưu quảng cáo quá tốt nên đơn hàng về như bão táp mà Google cắn tiền hết ga cũng chưa hết ngân sách, vì đây là ngành khá ngách nên lượng tìm kiếm có giới hạn. Năm sau cũng có thể sếp muốn mở rộng thêm hoạt động marketing để chiêu thị thêm khách hàng từ các kênh online vốn chưa được chú trọng nhiều, nên giao hẳn 10% doanh số cho phòng marketing muốn làm gì thì làm miễn là đem về thêm số lượng lead như sếp mong muốn.
Qua hai ví dụ trên chúng ta sẽ thấy ngân sách marketing sẽ không cố định ở từng công ty, và không cố định theo năm mà có thể tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh và chiến lược của công ty.

Làm sao để xây dựng con số cụ thể cho các tiêu chí kể trên
Quay trở lại, vậy thì có gì khác trong việc đo lường hiệu quả hoạt động digital marketing? Xin thưa là mọi con đường đều về La Mã, các KPI (ai chưa có nhiều ý tưởng về KPI thì Vô đây coi 100 KPI đo lường hiệu quả làm digital marketing ở slide 66, 67, 68 ) chỉ là công cụ để đo lường (benchmark), nhưng tính toán ra % đạt được của ba thông số trên để chỉ ra hiệu quả marketing, theo BB mới là cái sếp mong muốn được nghe.

kpi

Ưu thế của digital marketing là việc đo lường Lead tương đối dễ dàng và trực quan, có thể tạo hệ thống tự động trích xuất các con số một cách chính xác, từ đó kết hợp với hai chỉ tiêu còn lại là điều trong tầm tay, có thể tính được cost per lead, conversion rate trên từng kênh. Cái khó nhất chỉ là việc xây dựng các tiêu chí đó như thế nào, thì cần người làm marketing có kinh nghiệm về thị trường và chiến lược để có thể xây dựng được con số mang tính thực tế và khả thi nhất. Để làm được việc này, giám đốc điều hành, người quản lý sales và marketing phải cùng ngồi lại để bàn bạc và quyết định.

Còn bạn, % ngân sách marketing của công ty bạn, ngành bạn là bao nhiêu, hãy cùng chia sẻ để tham khảo nha.

Lối mòn ý tưởng của người làm marketing và creative

08/11/2017 1 Bình luận

Gần đây nhãn hàng Bluestone vừa ra mắt campain “Bếp núc là sẻ chia’’, phải khen thầm cho bạn marketing hay creative agency nào có cái nhìn vượt lên trước, dám mở lối đi riêng thay vì theo con đường mòn vốn có.

Campaign thực hiện trên nhiều kênh, TVC, PrintAd, PR, online contests… với paint point là “88% đàn ông Việt nghĩ rằng bếp núc là việc của phụ nữ’’ từ đó đưa ra thông điệp chính là “Không phân biệt giới tính trong công việc bếp núc, chồng cùng vợ hâm nóng lại lửa yêu thương đến từ gian bếp, với hi vọng từ đó cuộc sống gia đình sẽ trở nên tốt đẹp hơn’’.

 

Chương trình liên đới nhiều bên, công ty nghiên cứu thị trường cho số liệu khảo sát đại chúng, rồi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đóng vai trò phối hợp tổ chức nữa nghe liên quan ra trò.

Thực ra cái này tui trăn trở từ lâu rồi mà chưa có cơ hội làm concept một campaign cho một nhãn hàng về phụ nữ để mà đưa ra. Hàng ngày, đập vào mắt khắp nơi là các hình ảnh vợ nấu chồng nếm con ăn, rồi “bí kíp giữ chồng’’, rồi bà mẹ còng lưng lau nhà cho hai cha con tung tăng chơi đùa, hay lo làm đẹp lòng bố mẹ chồng khó tính, rồi tiến bộ nhất cũng chỉ là cha con nổi hứng kêu gọi nhau cùng phụ mẹ làm việc nhà như một sự ban ơn cho người mẹ… Thậm chí, còn có kiểu ”vợ nấu dở, chồng ăn nhìn vợ cau mày, vợ buồn bã ủ rũ”, vợ chồng gì còn hơn ông chủ với con ở, tui không hiểu tại sao có agency lại suy nghĩ ra concept kệch cỡm rẻ tiền đến vậy.

hat-nem-miwon

Xem chi tiết…

Làm sao để làm việc nhanh hay quản lý thời gian tốt?

Hiện giờ BB có công việc chính khá ổn định về thời gian, ngoài ra còn dành nhiều thời gian để sắp xếp công việc gia đình, phụ gia đình lo business riêng, đi chơi với con cái vào thứ 7, Chủ nhật, lang thang vào các page về Thú cưng để like dạo mèo của người ta. Trước kia lúc chưa lập gia đình thì vừa đi làm ở cty chính, vừa làm job phụ, vừa thành lập và hoạt động hăng hái ở các CLB về PR, marketing, tổ chức sự kiện. Bây giờ thì không nhiều thời gian như trước nữa vì phải chia sẻ bớt thời gian cho gia đình vì quan điểm của BB là Work-Life Balance và các công ty Mỹ, Châu Âu họ cũng khuyến khích nhân viên làm điều đó. Nhiều người bạn hay hỏi là tại sao có thể làm nhiều việc một lúc như vậy, họ tập trung mỗi công việc chính là đã đuối lắm rồi.

word cloud - time management

 

 

 
BB chỉ cười nói với họ là cũng phải tập lâu dần mới làm được, mà có thể cái chính là tánh tui vốn thích đa đoan ôm đồm nhiều thứ, mê thử thách mình trong nhiều lãnh vực, nhiều dự án.Nhưng có lẽ quản lý thời gian là bài toán đau đầu của nhiều người? Cho nên hôm nay BB thử chia sẻ một chút về kinh nghiệm cá nhân cho ai đó còn như con cá mắc trong mớ bòng bong công việc, nếu có gì cần bổ sung mời các bạn có kinh nghiệm có thể hỗ trợ thêm qua phần Comment nhé.

Có nhiều bạn trẻ mới ra trường hay thậm chí cả người đi làm lâu năm, câu đầu tiên họ hay nói là:”Xin lỗi vì gởi cái này/làm cái kia trễ, tui lu bu công việc quá”. Bận rộn là tốt, nhưng nhiều khi hình như họ bận quá mức cần thiết, dẫn đến việc gì cũng trễ deadline, việc gì cũng hứa rồi để đó thì phải? Nếu cứ như vậy mãi thì chúng ta sẽ tự làm mất uy tín công việc của mình, tạo dựng hình ảnh một anh chàng/cô nàng làm việc amateur và cho dù có tài năng đến mấy thì cũng không được cấp trên giao cho những trọng trách quan trọng vì không tin tưởng bạn sẽ hoàn thành được. Xem chi tiết…

6 bước tuần tự để xây dựng một kế hoạch content marketing có thể áp dụng ngay

Hôm nay thực tiễn viết 1 bài về Xây dựng một kế hoạch Content marketing, cũng là thứ tui đã làm nhiều năm qua, kèm theo hình ảnh minh hoạ rõ ràng dễ hiểu.
Hồi giờ người ta hay nói Content is King, điều đó luôn đúng mọi thời đại và luôn đúng trên mọi nền tảng, dù là marketing truyền thống hay marketing trên môi trường số. Nhất là trong thời đại internet, mạng xã hội và smart phone phát triển, content càng có môi trường để phát tán rộng rãi để tiếp cận đúng những đối tượng mục tiêu. SEO sẽ là đòn bẩy tăng sự hiện diện của hiện của content trên internet, cho nên Content tốt kết hợp với SEO tốt sẽ là song kiếm hợp bích giúp bạn nổi bần bật và làm cho khách hàng mê mẩn.
Nhưng làm sao để có 1 chiến lược Content marketing tốt và bao hàm hết được tất cả các công cụ, cho dù bạn làm ở ngành nào và ở vị trí công việc nào.
Theo kinh nghiệm thực tiễn của Bánh bèo tui thì chúng ta cần kinh qua 6 bước như sau. Nếu trong bài có thuật ngữ nào chưa dễ hiểu các bạn vui lòng Google thần chưởng giúp vì dành nhiều thời gian giải thích thuật ngữ chuyên môn sẽ làm bài viết manh mún về ý tứ và gây khó hiểu, mất thời gian cho các bạn.

Xem chi tiết…

Tản mạn về Thương mại điện tử VN xưa và nay

11/01/2017 1 Bình luận

Banhbeo’s blog – Những năm 2000 TMĐT đua nhau nở rộ rồi xẹp lép như trái bong bóng xì hơi. Vậy mà bi giờ lại thay dổi hoàn toàn, dân tình mua bán hà rầm, theo báo cáo này 67% người ở đô thị đã từng mua sắm online. Vì sao có sự thay đổi này…
Tui đã viết bài sau để chia sẻ cảm nghĩ và cắt nghĩa của mình

pic

Vào những năm 2000 tui chứng kiến thương mại điện tử bắt đầu bùng nổ, đâu đâu cũng nghe nhắc đến nhưng nhanh chóng xẹp lép như trái bong bóng xì hơi. Một vài trang mua bán sống lóp ngóp, kiếm vài đơn hàng lèo tèo như Golshops.com, khi mua hàng thì có shipper là người của công ty giao hàng đến. Hàng thì giá chẳng có gì cạnh tranh, nên chăng thì một vài mặt hàng đặc thù ví dụ mực in của một số loại máy không biết mua ở đâu thì khách hàng lên đó kiếm. Vatgia.com và Chodientu.vn chủ yếu là nơi để người ta kiểm tra giá, hoạt động gian hàng chưa thực sự thu hút nhiều người mua. Tui đặt gian hàng cho công ty trên Vatgia chủ yếu lấy traffic là chính, khách hàng search từ khoá trên Google ra Vatgia thì lấy thẳng số điện thoại của tui trên trang gian hàng mà liên hệ.

Thegioididong.com dạo đó cũng mới ra đời, đang mở rộng hệ thống franchise và lấy các cửa hàng offline làm gốc rễ. Người tiêu dùng vẫn thích đến tận nơi, sờ tận tay vật họ muốn mua. Dạo đó Thế Giới Di Động cũng manh nha phát triển một dự án website so sánh giá, nhưng có lẽ chưa đúng thời điểm nên nó ngủm củ tỏi.

Xem chi tiết…

Sống khỏe, sống giàu trong lãnh vực nông nghiệp

21/08/2016 6 bình luận
Picture1Nhớ hồi xưa thật xưa nhà có nuôi vài ba con heo, nhà giữa thành phố không có sân vườn rộng rãi nên rất là hôi thúi khó chịu, lại nuôi cả năm mới xuất chuồng được, phải nói là năng suất cực thấp. Nhiều lần tui cản:”Má nuôi heo làm gì không biết, thúi hết cả nhà, lời lãi có bao nhiêu đâu”. Mà tui nói: “Kệ, nuôi con heo thì không lời nhiều, cũng như bỏ ống, mỗi ngày bỏ vào một ít đến khi bán cũng kiếm được một số tiền khá khá.” Cứ như vậy mùi cứt heo ám ảnh cả tuổi thơ tui, việc nuôi heo hay nuôi bất cứ con gì như gà, vịt… gắn với hai chữ nghèo khó.
Nhưng ngày nay nuôi vài con heo bỏ ống đó chỉ là chuyện ở những vùng thôn quê heo hút hay ở các hộ còn nghèo, chứ về nông thôn trại heo ít thì vài chục, trại nhiều cả trăm, cả ngàn con. Người nông dân nuôi heo sau khi treo lên móc áo bộ đồ lao động nặng mùi đặc trưng của trại heo, họ quay trở về căn nhà bề thế của mình. Ở những vùng có nhiều trại heo tập trung và quy mô như Gia Kiệm, Đồng Nai, hàng loạt tiệm sửa xe ô tô, trang bị đồ chơi ô tô… mọc lên để phục vụ nhu cầu rước xế hộp của những người nông dân nơi đây. Chủ các tiệm bán cám, đại lý thuốc… đi du lịch nước ngoài liên miên theo lời mời của các công ty, còn việc đưa con đi du học nước ngoài là việc trong tầm tay rất nhiều người dân nơi này.

Xem chi tiết…

5 cuốn ebook có giá trị về Content Marketing mà bạn nên xem trong tháng này

20/07/2016 6 bình luận

Hôm nay Bánh bèo xin giới thiệu tới các bạn các ebook bằng Tiếng Anh như sau, nội dung rất đáng tham khảo cho những người làm Content Marketing

buc tranh

  1. 8 Marketing template đơn giản để lên kế hoạch nội dung cho bạn ( 8 Simple Marketing Templates for Planning Your Content): Content Marketing tốt phụ thuộc vào việc sắp xếp và lên kế hoạch. Hãy xem những template này để giúp quy trình lên kế hoạch được rõ ràng và dễ tiếp cận giữa các team, công cụ và kênh truyền thông.

444 Xem chi tiết…