Lưu trữ

Posts Tagged ‘ebook marketing’

Tìm hiểu về event logistics

14/04/2009 2 bình luận

Banhbeo’s blog –  Điều gì khác nhau giữa 1 tiệc nướng ngoài trời với một nhóm bạn và một festival cho nửa triệu người tham dự. Trên nguyên lý là không có gì khác nhau cảm vì ở cả 2 event người ta đều đến gởi xe, trò chuyện, an toạ, ăn uống… và có những kỷ niệm đẹp về event.

Event logistics tốt làm nên một event thành công.

* Chỉ có Event management là chưa đủ!
* Quan tâm đến Event logistics nữa sẽ tốt hơn.
* Sự chuyển giao chặt chẽ giữa các nguyên tắc trong event logistics là nền móng cho mọi event.

Những áp dụng giống nhau giữa tiệc nướng ngoài trời và festival: Nếu mà event đã diễn ra rồi, không có sự thay đổi nào có thể làm nó tốt hơn. Ví dụ như việc rót bia, người chủ xị có thể dùng nụ cười để khoả lấp sự bối rối, đeo nhẫn lên tay hoặc thực hiện kế hoạch khẩn cấp (nếu có sẵn) hay ngay từ đầu đã cố gắng giữ cho nó chạy trơn tru. Sự thành công của bất cứ thể loại event nào phụ thuộc chủ yếu vào việc lên kế hoạch và chuẩn bị thật chu đáo, chuyên nghiệp, có cả kế hoạch B cho những trường hợp phát sinh đột xuất.

Bởi vì event là công cụ marketing nên một công ty bia lớn thường xuyên tài trợ cho lều VIP ở 1 giải đấu tennis hạng sang. Tất nhiên những nhân viên nhà máy bia sẽ không phải là người đứng sau bàn buffet mà nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm về đồ ăn, thức uống, nhân viên phục vụ. Nếu để xảy ra cảnh lộn xộn về giờ giấc và quy trình vận hành, thì khách VIP sẽ không biết nhà cung cấp là ai để mà than phiền, vì vậy mà mọi tội vạ đổ lên đầu sẽ đổ lên đầu công ty bia – công ty mà logo quảng cáo trải dài trên 4 mặt lều.

Khi mà hầu hết các công ty coi trọng event hướng đến khách hàng như một công cụ marketing hiệu quả, họ cũng chấp nhận đặt lên bàn cân hiệu quả của nó, có thể là tốt hay là kém hiệu quả. Yêu cầu của khách tham dự thì ngày càng tăng và họ có xu hướng không bỏ qua cả những sơ suất nhỏ nhất từ nhà tổ chức. Với những nguyên nhân này xem ra event management không thể làm được tất cả cho event của bạn.

Chúng ta đang nói về vấn đề hậu cần trong event. Để có thể “nâng khăn sửa túi” cho event management làm nênnhững event thành công, một phần không thể thiếu của event đã ra đời, người ta gọi đó là event logistics.

Một cách dễ hiểu, event logistics bao hàm việc lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát tốt đồ đạc, con người, dòng thông tin trước, trong và sau event.

Chúng ta nên xác định rằng những trục trặc trong event thường không thể nhìn thấy bằng phương pháp checklist và rất khó để kiểm soát được. Vì vậy hãy để những con người chu đáo và chuyên nghiệp lo phần hậu cần trong event management.

(Dịch từ supplyinstitute.org) – Bài viết cho Event Channel- chuyên đề tổ chức sự kiện

Tài liệu về Integrated Marketing (IMC)

Banhbeo’s blog –  Bánh bèo xin giới thiệu một số tài liệu về Integrated Marketing (IMC) do Bánh bèo sưu tầm được. Bạn nào muốn share về blog hay website của mình vui lòng ghi rõ trích nguồn dùm nha.

Cơ bản về IMC (tiếng Việt)

Mẫu: IMC_campaign_của Adidas

Chương 1″ An-introduction-to-integrated-marketing-communications

Chương 2: The-role-of-imc-in-the-marketing-process

Chương 3-Organizing for Advertising and Promotion The Role of Ad Agencies and Other Marketing Communication

Chương 4: Perspectives-on-consumer-behavior

Chương 5: The-communication-process

Chương 6: Source-message-and-channel-factors

Chương 7: Public-relations-publicity-and-corporate-advertising

Chương 8: Creative-strategy-planning-and-development

Chương 9: Creative-strategy-implementation-and-evaluation

Chương 10:Media-planning-and-strategy

Chương 11: Evaluation-of-broadcast-media

Chương 12: Evaluation-of-print-media

Chương 13: Support-media

Chương 14: Direct-marketing

Chương 15: The-internet-and-interactive-media

Chương 16: Sales-promotion

Chương 17: Establishing-objectives-and-budgeting-for-the-promotional-program

Chương 18: Personal-selling

Chương 19: The-structure-of-a-campaign-plan-executive-summary-the

Chương 20: International-advertising-and-promotion

Chương 21: Regulation-of-advertising-and-promotion

Chương 22: Evaluating-the-social_-ethical_-and-economic-aspects-of-advertising-and-promotion

Cảm ơn sự  chia sẻ  của các bạn đã giúp Bánh bèo thu thập các tài liệu này!

Tài liệu marketing quốc tế

Tổ chức event cho teen – chưa nhiều ý tưởng bứt phá

Banhbeo’s blog –  Càng ngày teen càng lên ngôi, bởi phân khúc thị trường này hiện nay là món bánh béo bở mà những nhà kinh doanh nhắm đến. Và thế là event cho teen vì thế mà cũng phát triển rầm rộ.

Bên cạnh nhiều event agency kiêm nhiệm mảng tổ chức event cho đối tượng này như một phần công việc tổ chức sự kiện của mình, có nhiều công ty lập ra để “chăm sóc” cho riêng đối tượng này, và xây dựng các chương trình dành riêng cho teen như Yeah1, Sao Việt, Clover…
Xin bỏ qua các vấn đề định nghĩa về teen, dẫn chứng các event tiêu biểu cho teen đã và đang được tổ chức để đi thẳng vào vấn đề cần nói là những điểm cần chú ý khi tổ chức event cho teen.
Lối mòn chưa nhiều bứt phá
Event dành cho teen, 10 cái thì đến 9 cái sẽ có các tiết mục như là văn nghệ do ca sĩ nhóm nhạc teen thể hiện, nhảy break dance, chụp hình, chơi một vài minigame, giao lưu với thần tượng, đại sứ các loại… Các nhà tổ chức event dường như chưa sáng tạo và chưa mạnh dạn thể nghiệm các “chiêu” mới. Nhiều người tổ chức e ngại các tiết mục đó sẽ không hút hàng, vì vậy an toàn nhất là cứ bám lấy các tiết mục hút khách. Thế là nhắc đến event cho teen, thể nào cũng nhảy Hip hop, chụp hình… Cũng may là teen là đối tượng dễ dãi và ham vui nên hầu như event nào cũng đông khách. Nhưng đọng lại trong những khán giả này những gì về thương hiệu, concept… sau chương trình, câu hỏi này xin dành cho các nhà tổ chức event.

Hip hop là tiết mục thường thấy ở các event cho teen

Các nhà tổ chức event thường hay mắc một lỗi nữa, đó là cố gò cho mình trẻ trung cho phù hợp với teen, nhưng làm không tới, thành ra chương trình bị khiên cưỡng, không hấp dẫn người tham gia. Để hiểu được insight (mong muốn ẩn dấu) của teen cũng như thể hiện ra đúng chất của “bọn trẻ” chưa bao giờ là việc dễ dàng. Không phải là cứ có các yếu tố công chúa, hoàng tử, cổ tích, kem dâu…, có giọng điệu nhí nhảnh, ngây ngô là ra teen. Từng có nhiều chương trình trẻ quá mức cần thiết mà nhìn vào, người xem cứ ngỡ Nhà tổ chức làm cho học sinh cấp 2, thậm chí là … nhi đồng. Xem chi tiết…

Khai thác lợi thế chất lượng dịch vụ Sài Gòn tại miền Bắc

Nam niềm nở, Bắc lạnh lùng
Trong lúc trà dư tửu hậu, một anh bạn người Hà Nội chính gốc gật gù “Dân Sài Gòn ra Bắc toàn than thở về dịch vụ thôi, ở đất Hà Nội này có chỗ nào phục vụ tốt thì không phải của dân Sài Gòn ra mở thì cũng là của nước ngoài”. Không biết anh ấy có cực đoan không, nhưng có một sự thật ai cũng phải thừa nhận đó là dịch vụ ở Sài Gòn vượt trội hơn hẳn Hà Nội.
Trái với thái độ nhiệt tình, hiếu khách vốn có của người Bắc, văn hóa cho nhận dường như còn in đậm trong những người kinh doanh dịch vụ tại Hà Nội, tạo nên một bộ mặt lạnh lùng khi người ta liên tưởng đến dịch vụ khách hàng tại Hà Nội.
Để minh họa cho điều này, một đồng nghiệp người Sài Gòn ra Hà Nội công tác đã kể lại là họ mắt tròn mắt dẹt thì thấy một khách hàng nhăn nhó thắc mắc về hàng hóa thì bị người bán nạt lại. Một nhân viên của Metro tại miền Bắc bộc bạch: “Ở đây phải quát khách hàng thì họ mới chịu mua, chứ cứ nhún nhường là họ lấn tới (?).
Từ bà bán nón ở chợ cho đến cô nhân viên kinh doanh ở khách sạn, nhiều người cho mình quyền chỉ trích khách hàng của mình nếu họ không hài lòng với khách hàng.
Ngược lại, những người ở Hà Nội vào Sài Gòn thường trầm trồ với chất lượng phục vụ tại Sài Gòn. Những người làm dịch vụ ở đầu tàu kinh tế miền Nam này luôn đặt việc làm hài lòng khách hàng thành tiêu chí hang đầu trong kinh doanh. Và đó gần như một truyền thống văn hóa kinh doanh, bất kỳ ai đặt chân lập nghiệp tại đất Sài Gòn đều ghi nhớ điều đó như một kim chỉ nam kinh doanh và ứng dụng trong tất cả các hoạt động kinh doanh. Xem chi tiết…

Thuật ngữ trong tổ chức event (phần 2)

AV system: audiovisual system: hệ thống nghe nhìn, tiếng Việt hay quen gọi là hệ thống âm thanh ánh sang

Caterer:
Nhà cung cấp (thực phẩm), chủ khách sạn

Hidden cost:
Chi phí ngầm

Celebrity:
Người nổi tiếng

Crew: Đội, ví dụ programming crew, serving crew, facilities crew…

Bubble machine:
máy thổi bong bóng xà phòng

Streamer: Cờ đuôi nheo

Traffic flow: Lưu lượng giao thông

Strip light: Đèn huỳnh quang

Strobe light: đèn cân lửa (chớp chớp như đèn cấp cứu)

Flash light: đèn flash

Follow light: Đèn folo, đèn chiếu tập trung công suất lớn, dùng cho sân khấu

scoop light: đèn folo đảo

spot light: đèn spot, đèn tụ

Light bulb: bóng đèn tròn

Marquee: Nhà bạt lớn, hộp đèn chữ chạy

Industrial marquee: nhà bạt công nghiệp

stage platform:
Sàn sân khấu

Usher: Người dẫn chỗ

Name tags: Thẻ đeo

Site plan:
sơ đồ địa điểm/ Floor plan: mặt bằng

Generator: máy phát điện

electrical outlet: Chỗ cắm điện

electrical hookup: đi dây điện

sprinkler system: hệ thống fun nước

Lectern/podium:
bục để tài liệu để phát biểu trên sân khấu

Black electrical tape: băng keo đen quấn dây điện/transparent tape: băng keo trong

Red rope barrier: vật chắn dung để ngăn các khu vực, nối với nhau bằng các dây nhung đỏ

three prong converter: Ổ cắm 3 chấu

Walkie – talkie: bộ đàm

Staple gun: Máy dập kim, để dập bìa, ván ép

Trash bag: túi nylon đựng rác

Live statue: nhân tượng (tượng do người thật hóa trang thành)

Electrical confetti:
pháo sáng (dung trên sân khấu, ko phải pháo bông)/ electrical confetti canon: máy bắn pháo sang

Leftover food
: đồ ăn dư

Lost and found place:
Nơi nhận đồ mất

Circuit breaker:
cầu dao điện

Soundproof wall:
tường cách âm

Rehearsal:
Tổng duyệt trước chương trình

Tarp
: vải bạt

Ply wood:
ván ép

Power plug/power splitter:
Ổ chia điện

Die cut: bế (cắt theo khuôn), ví dụ die cut standee, die cut card…

Bản tin MarPro số 8

18/06/2008 8 bình luận
Theo Blog Margroup. Có link download bên dưới. Các bản tin MarPro đã xuất bản bạn có thể tìm lại trên blog của Margroup hoặc liên hệ với các Margrouper.
Thấu hiểu 4Ps – Bản tin MarPro số 8
Ps là những kiến thức rất căn bản trong lĩnh vực Marketing. Không một ai khi đề cập đến Marketing lại có thể bỏ qua chúng, những yếu tố cấu thành của Marketing Mix. Chúng tôi xem 4Ps nhưng những chiếc chìa khoá, là vật dụng đầu tiên bạn nghĩ đến khi mở khoá một vấn đề. Những bài toán chiến lược Marketing hóc búa rất cần sự hỗ trợ của 4 chiếc chìa khoá này. Trong cùng 1 xâu chìa khoá, 4Ps phải kết hợp cùng nhau mới tạo nên sức mạnh. Bài viết trong các chuyên mục của MarPro số 8 phần nào sẽ giúp các bạn hình dung được sự hình thành và phát triển từng bước của 4Ps xưa và nay, nêu lên những quan điểm của sinh viên và chuyên gia trong việc ứng dụng 4Ps, cũng như cùng chia sẻ với các bạn 1 Case Study về “trận song đấu tứ kiếm” giữa 2 nhãn hàng nổi tiếng… Ngoài ra, MarPro số 8 còn các bài viết khác không kém phần hấp dẫn về nghề account và một xu hướng Marketing mới mà Google đang đối mặt v.v…Hiện nay, MarPro số 8 đang được chia sẻ với các bạn sinh viên tại các giảng đường thuộc khoa Thương Mại – Du Lịch – Marketing và Quản Trị Kinh Doanh. Margroup cũng cung cấp 1 link để download file MarPro số 8 dành cho các bạn quan tâm trên blog của mình.

Hãy cùng chúng tôi thấu hiểu 4Ps các bạn nhé !

Click here :

>>>>>>>>>>>>>Link download >>> Bản tin MarPro số 8

Hình preview

Thuật ngữ trong tổ chức event

05/04/2008 9 bình luận

Thu thập từ nhiều nguồn

5.1 (Dolby Digital Audio Codec) – Dàn Âm thanh có 6 kênh khác nhau: trái, phải, trung tâm, surround trái, surround phải, loa sub…

35 mm – Cỡ phim tiêu chuẩn trong quay phim

Audio Conferencing – Trong hội nghị kiểu này, 1 bên thứ 3 ở ngoài phòng hội thảo có thể tham dự thông qua đường line điện thoại analog.Giao tiếp trong hội nghị kiểu này có thể là 1 chiều hoặc tương tác.

Auditorium – 1 phòng hội nghị bố trí ngồi theo kiểu theater để coi phim, thuyết trình thông qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, thuyết trình live hoặc là các hình thức khác.

Podium: Cái bục phát biểu

Theater, classroom/ U – shape/ round – shape/ V-shape/hollow square set up: Các hình thức bố trí chỗ ngồi trong khách sạn, theater là kiểu rạp hát, ko có bàn, classroom là có bàn, U – shape là hình chữ U, round shape là hình tròn, V-shape là xếp hình chữ V, hollow square là set up ghế xung quanh 1 cái bàn vuông or chữ nhật, cái bàn đó đc gọi là cái hollow.

Flip chart: Cái chân đế để những tờ giấy khổ A2 lên, có thể lật được như kiểu lịch treo tường, dùng cho thuyết trình.

Lav mic: (lavalier microphone, hay pendant mic, necklace mic, lapel mic) Mic ko dây tí hon đeo ở cổ hoặc ve áo

Guiding board: Cái bảng chỉ dẫn (chỉ đến nơi tổ chức sự kiện)

Projector: Máy chiếu, có overhead projecter là máy chiếu dùng phim, giờ ít xài, LCD projector là loại phổ biến hay dùng ở hội thảo, sự kiện, DLP projector dùng công nghệ DLP, cơ động, hình mịn nhưng màu sắc ko đẹp, thường dùng chiếu phim ở nhà.

Agenda: Lịch trình những thứ cần phải làm, ví dụ event agenda là kịch bản chương trình.

AV system (Audio visual system): Hệ thống âm thanh ánh sáng

Audio visual aids : Phụ kiện nghe nhìn, ví dụ phim, projector, loa, flip chart….

Banquet event order (BEO): tạm hiểu là 1 bản tóm tắt liệt kê chi tiết các vật dụng chuẩn bị cho event ví dụ set up phòng thế nào, đồ ăn thức uống ra sao

F&B (Food and beverage): Đồ ăn thức uống

Budgetary philosophy: Bản tính toán tài chính, dự trù về lời, lỗ… trong 1 event

Revenues and expenses: Các khoản thu chi

Cash bar : quầy bar set up riêng cho những khách có nhu cầu dùng đồ uống riêng, dùng xong thì phải tự trả xiền, phân biệt với host bar, còn gọi là open bar hay sponsored bar uống free.

Concurrent session : Các session (phần) khác nhau diễn ra đồng thời, trong event ví dụ như nhiều hoạt động, nhiều chủ đề khác nhau cùng diễn ra 1 lúc.

Contingency plan:: Kế hoạch sơ cua có thể thay thế kế hoạch ban đầu nếu bất ngờ có thay đổi gì đó.

Corner booth: Gian hàng ở góc, có ít nhất 2 mặt trở lên

Island booth : Gian hàng có nhiều hơn 4 mặt

Peninsula booth: gian hàng kép gồm ít nhất 2 gian với vách ngăn ở 3 mặt, có 1 mặt gắn với các gian khác

Critical path : 1 danh sách liệt kê các cột mốc hoặc kết quả cần đạt được để hoàn thành 1 kế hoạch nào đó.

Crowd control : Bản hướng dẫn cung cấp cho người tham gia hướng dẫn họ di chuyển có trật tự tránh ắc nghẽn

Delegate: Từ dùng để chỉ người có đăng ký tham dự hoặc đại biểu được bình chọn trong 1 hội thảo, meeting…

Emergency action plan: Kế hoạch hành động khẩn cấp, hay kế hoạch đối phó rủi ro, chỉ ra những gì cần làm khi có các tình huống rủi ro như cháy, ngộ độc thực phẩm, bị đánh bomb…

Floor plan: Layout bố trí các vật dụng tại địa điểm tổ chức sự kiện ví dụ bàn ghế, gian hàng, toilet…

Follow-up
: các hoạt động xảy ra sau event, phân biệt với Evaluation nghĩa là rút kinh nghiệm, đánh giá sau event.

Follow spotlight: Đèn polo điều khiển bằng tay tập trung chiếu theo vật cần chiếu

Front screen projection – chiếu trước, dùng projector đặt trước màn hình và chiếu thẳng lên màn hình
Rear screen projection – chiếu sau, dùng projector đặt sau màn hình và chiếu phía sau màn hình, cách này để tránh các chướng ngại vật lướt qua projector khi chiếu trước màn hình.

Gooseneck: Giá đỡ trên cái bục phát biểu để đặt mic, có thể điều chỉnh ngắn dài tuỳ ý

Honored guest : VIP phát biểu tại event, nhưng ko phải người tham dự

Indirect cost: Chi phí gián tiếp hay còn gọi là overhead cost hay

In-kind : Việc đóng góp hàng hoá, vật chất ko liên quan đến tiền, ví dụ tài trợ in -kind

Inside booth hay Inline booth: Khoảng ko gian dành để trưng bày trong 1 gian hàng

Installation: Việc lắp đặt

Badge: Huy hiệu, phù hiệu, thẻ

Lanyard: dây đeo ở cổ, dùng để treo cái badge (thẻ)

Liability : Trách nhiệm pháp lý, liên quan đến các thiệt hại hay thương vong trong 1 event.

Logistics: Những việc cần thực hiện để đảm bảo việcqua3n lý hiệu quả các vật dng5, thông tin và con người trong việc tổ chức 1 event.

Marshalling yard – nơi xe tải có thể vào và đợi trước khi chuyển hàng vào khu vực triển lãm

Masking drapes – vải dùng để phủ kho chứa và những khu vực ko muốn mọi người nhìn vào

Foyer: Cái sảnh

Table cloth: Khăn trải bàn

Chair cover: Khăn phủ ghế

Place cards: Vật chỉ dẫn dành để ghi tên khách tham dự, để trên bàn, thường có dạng cards

Move – in: Quy trình dựng lên 1 triển lãm, move – out quy trình tháo dỡ

Onsite: tại nơi diễn ra event

Onsite registration: Đăng ký ngay tại chỗ tại nơi diễn ra event hoặc ngày diễn ra event, khác với pre registration: đăng ký trước

Physical requirements : Những yêu cầu liên quan đến kiến trúc, bài trí, nhiệt độ… để đáp ứng yêu cầu của 1 event.

Plenary assembly: Phiên họp toàn thể

Post event meeting: Họp sau chương trình, pre event meeting: họp trước chương trình

Power drop: Nơi đặt đầu ra của điện (để phục vụ cho việc cung cấp điện đến các thiết bị cần thiết trong event)

Print broker: Người chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến in ấn

Reader board bảng hay bảng điện tử liệt kê các event trong ngày tại địa điểm

Ready room phòng để gặp gỡ, nghỉ ngơi, test âm thanh ánh sáng hay chuẩn bị trước và trong event

Rider Chi phí chi trả hoặc sự đáp ứng các yêu cầu cho nghệ sĩ bên ngoài hợp đồng, để họ đến diễn trong event, bao gồm chi phí đi lại, ăn uống, yêu cầu về sân khấu…

Confetti canon: Máy bắn kim tuyến

Greeting gate: Cổng chào

Banquet hall: phòng tiệc lớn Banquet room: phòng tiệc

Rounds: bàn tiệc tròn, thường ngồi 8 – 10 người

Theme event: Event có chủ đề, torng đó đồ ăn,desgn, giải trí đều theo 1 mô típ riêng

Turnover : Tái set up lại căn phòng theo 1 kiểu khác, ví dụ khách họp xong thì set up phòng họp theo kiểu khác để làm phòng tiệc.

Wings: Cánh gà sân khấu

Trò dại của FPT và những cú liều của một số marketer Việt

23/03/2008 2 bình luận

Gần đây dân chơi game VN xôn xao hết lên vì sự đổ bộ ồn ào của 3 game online thể loại FPS khuấy động thị trường game vốn đã nhàm chán với các game nhập vai nhiều người chơi (MMORPG), nói như 1 phóng viên nào đó:”Không bắn là chết”, thế là các đại gia phát hành game đua nhau bắn. Nhưng game online là một lãnh vực nhạy cảm, trước giờ những người làm marketing, PR cho game đều quán triệt điều đó, vậy mà đại gia FPT online lại vừa tung một chiêu chấn động làng game lẫn làng marketing. Từ đó Bánh bèo có đôi điều ngẫm nghị về cái sự liều của một số marketer ViệtNam.
Marketing quá trớn, FPT Online dính chưởng
Ngày 9/3 vừa qua, người đi đường một phen mắt tròn mắt dẹt tưởng quân khủng bố ở đâu tập kích vào thành phố khi thấy những chiếc xe jeep chở các quân nhân trong đồng phục rằn ri, mặt đằng đằng sát khí, trang bị súng ống đạn dược trên tay, hằm hằm chĩa súng vào người đi đường như hăm dọa. (Chắc có vài người yếu tim xón ra quần cũng nên). Các quân nhân đột ngột ập vào các tiệm game online, phát các tài liệu giới thiệu cho trò chơi Special Force (Đặc nhiệm anh hùng). Đến lúc này mọi người mới thở phào nhẹ nhõm: “Hóa ra là 1 màn roadshow của FPT Online”.


Ảnh minh họa (từ SG tiếp thị)

Bọn trẻ con thì khoái lắm, kéo ra đầy đường chỉ trỏ. Đội đặc nhiệm này tươi cười mời bọn trẻ dùng thử các khẩu súng (chắc là bằng nhựa), chúng cũng nheo mắt, nghiêng đầu nhắm bắn có vẻ rất pro. Người nào không biết chắc tưởng chiến tranh sắp đến hay sao mà trẻ con cũng được huấn luyện bắn súng thế kia.

Không hiểu sao trong thời điểm lực lượng đặc nhiệm này “xuất kích” lại không có cơ quan chức năng nào sờ gáy, khi mà hoạt động roadshow từ lâu đã được ngưng cấp phép, mà roadshow sặc mùi bạo lực thế này nữa, người ta đoán già đoán non là do ông FPT Online có cái gốc quá bự. Nhưng mấy ông nhà báo thì lấy làm ngứa mắt, nên phang vài bài lên báo, nào là Báo Lao động, Xã hội thông tin, sài gòn tiếp thị, VnEconomy…, sau đó nhiều báo trích dẫn lại. Vụ việc có vẻ lùm xùm lên.
Trên diễn đàn gamethu.net cũng bắt đầu thảo luận hết sức sôi nổi về “cú marketing” này, đa phần là không tán thành hình thức roadshow đầy mùi bạo lực như vậy, tất nhiên không loại trừ là những người ăn cơm từ các nhà phát hành game khác chen chân vào chỉ trích với mục đích đổ thêm dầu vào lửa, nhưng nhận định chung là hầu hết các gamer đánh giá màn roadshow này “phản cảm” vì nó kích động bạo lực. Một số gamer là người Việt ở nước ngoài còn nói rằng ở nước khác làm vậy sẽ bị quy kết vào tội đe dọa khủng bố, phạt lõm ví chứ không giỡn chơi. Một gamer lên tiếng :”Chiến tranh đã quá đủ với người VN rồi, xin FPT đừng lấy ra làm trò đùa nữa”. Sự việc có vẻ trầm trọng rồi đây!
Một cuộc họp được tiến hành tại Đại bản doanh của FPT Online, và mọi người ở đó đánh giá rằng hình như chúng ta đã dính chưởng rồi thì phải. Agency Masso, đơn vị tổ chức roadshow này lập tức được triệu tập: ” Các ông đang làm cái khỉ gì vậy? Báo chí đậo tơi tả, có xấu mặt bọn tôi ko chứ? Phen này là cắt luôn hợp đồng, ko trả 1 xu nào hết. Bồi thường danh dự cho bọn này đê!”. Phái đoàn MS ngậm ngùi gạt nước mắt trở về, trong lòng ko thôi ấm ức:”Ban đầu bọn nó đã đồng ý làm, giờ đổ hết tội vạ lên đầu mình là sao?”.
Cơ quan chức năng lúc này mới vào cuộc, gọi FPT lên uống nước trà. Masso cũng bị Sở kêu lên phạt mười mấy “chai”.
Thật hiếm có cty nào quái chiêu như MS, cũng là 1 ngôi sao dày dạn kinh nghiệm trong bầu trời agency mà không hiểu sao nghĩ ra hình thức marketing táo bạo đến vậy mà không cân nhắc đến Luật, roadshow đã là làm chui rồi lại còn vô tư mang súng ống xuống đường. Cũng chưa từng thấy khách hàng nào hiên ngang như FPT Online, có thể chấp thuận 1 hình thức brand activation mạo hiểm như vậy, điều mà một người bình thường nhất cũng tiên liệu được hậu quả khi dính đến yếu tố bạo lực ở VN. Hai ông liều gặp nhau, và một crisis bùng lên như các bạn đã thấy.
Những cú liều của marketer Việt

Đây không phải lần đầu tiên Special Force dính vào các vụ lùm xùm vì trước đó có 1 quảng cáo của FPT đã được một gamer độc miệng gọi là “trò hề của làng game Vệt” khi FPT sánh mình với Counter Strike – 1 huyền thoại game bắn súng nổi tiếng đã thống trị các phòng máy trước khi các game MMORPG như MU mon men vào VN. FPT Online đã mượn gió nương lên khi tung ra các PrinAD trên báo, banner quảng cáo trên các trang web hay forum Việt Nam với nội dung: 1998 Half – life Counter – strike , 2000 Counter strike 1.0 , 2003 Counter strike 1.6 , 2008 ??? ngầm ám chỉ 2008 là Special Force (SP), nói như vậy khác gì SP là phiên bản mới nhất của Counter Strike, các gamer thắc mắc là cũng phải.
Không biết FPT Online đã xin phép nhà phát hành game Counter Strike để sử dụng tên tuổi của họ chưa, nếu chưa thì thật là một cú liều đáng ngưỡng mộ nữa vì như vậy là vi phạm bản quyền và bên kia có thể khởi kiện.
Tuy nhiên trong bối cảnh tình trạng vi phạm bản quyền không phải hiếm ở VN thì hầu hết mọi người cứ vô tư mà làm marketing kiểu này mà “quên” xin phép. X -men đã từng được đặt nhiều dấu hỏi khi sử dụng ngôi sao Brad Pitt làm hình ảnh đại diện cho dầu gội đầu của mình. Không biết họ đã gọi điện qua Mỹ nói với anh Pitt một tiếng chưa, hy vọng là rồi chứ không một ngày đẹp trời nào đó anh ta phát hiện ra và làm lớn lên thì số tiền bồi thường sẽ không hề nhỏ.
Và hãy xem ví dụ sau đây về việc sử dụng hình ảnh người khác quảng cáo mà không báo trước. Người mẫu Kim Tiên đã kiện công ty N.V Organon – đơn vị sản xuất thuốc ngừa thai Mercilon về việc sử dụng hình ảnh cô và bạn trai để quảng cáo mà không xin phép. Nhiều nguồn tin cho rằng Kim Tiên đã đồng ý sử dụng hình ảnh cô vào việc quảng cáo, không biết điều này có chính xác chưa, nhưng đồng ý quảng cáo là một chuyện, cho người ta quảng cáo sản phẩm gì mà không báo trước lấy một tiếng thì cty quảng cáo Saatchi & Saatchi thật sự quá ẩu.

Hình ảnh Kim Tiên trong mẫu quảng cáo đăng trên báo ch�. Ảnh ca sĩ cung cấp.
Hình ảnh Kim Tiên trong mẫu quảng cáo trên báo chí. (ảnh từ Vnexpress)

Trong tình hình đó, một số doanh nghiệp đi đầu đã được đánh giá cao như việc Cty Bánh kẹo Á Châu (trước kia là Đức Phát) mua quyền sử dụng hình ảnh Walt Disney cho sản phẩm của mình trong khi nhiều công ty khác vẫn vô tư sử dụng chuột Mickey, vịt Donald cứ như là của mình. Tuy nhiên, khi công ước Berne được xiết chặt, tình trạng xài chùa này sẽ không thể tiếp tục nữa. Trước khi cơ quan chức năng khởi động, công ty nào tiên phong có thái độ nghiêm túc về vấn đề bản quyền trong các hoạt động marketing, quảng cáo sẽ là động thái PR rất tốt cho chính mình.
Các TVC quảng cáo cũng cần thận trọng khi đề cập đến các vấn đề nhạy cảm. Bánh bèo còn nhớ cách đây vài năm TVC quảng cáo “lố bịch hóa đàn ông” của Triumph lên sóng với việc quảng cáo cho 1 mẫu áo độn ngực mới. Trong đoạn TVC, chắc là nhập nguyên con từ nước ngoài, có 2 cô gái trong trang phục hấp dẫn phô bô ngực gợi cảm tự tin sóng bước trên phố trước những con mắt thèm thuồng của đàn ông. Hai cô lấy làm thích thú khi khiêu khích họ như vậy, nên nhìn nhau cười khúc khích. Đỉnh điểm là có một anh chàng nhìn thấy hai cô thì mê mẩn quá, lật đật đứng bật dậy, đụng ngay phải cái khay đựng thức uống của chàng phục vụ đang bưng trên tay. TVC công chiếu được 2 ngày thì thấy lặn mất, có lẽ nó đã làm ngứa mắt cơ quan chức năng nên các ông bắt gỡ xuống. Bánh bèo thật may mắn khi là một trong những khán giả hiếm hoi có cơ hội xem TVC này.
Làm event cũng phải thận trọng, vì không phải như ở nước ngoài chỉ cần đóng nhiều tiền cho chính quyền sau đó muốn tổ chức gì thì tổ chức. Event ở VN cần phải xin phép tổ chức và phải tuân thủ những nguyên tắc để đảm bảo không vi phạm luật pháp và thuần phong mỹ tục. Những người làm event cho đến giờ vẫn còn kháo nhau về màn thua của một agency khi event launching sản phẩm của 1 cty xe hơi lớn bị chính quyền thẳng tay ngăn cấm ngay trước thềm diễn ra sự kiện. Event trị giá hơn 3 tỷ đồng, tổ chức đằng sau nhà hát Thành phố, được cho là có nhiều yếu tố nhạy cảm về chính trị.
Thiết nghĩ, Việt Nam là Việt Nam và bất cứ tổ chức, cá nhân nào khi tổ chức hoạt động gì đó nên nghiên cứu kỹ và tôn trọng luật pháp để tránh bị ngã đau như những trường hợp kể trên. Thận trọng không bao giờ thừa cả.

Những nhân tố chính của một kế hoạch marketing


1.0 Tóm tắt:

Tóm tắt những điểm quan trọng trong kế hoạch. Có thể đề cập đến thị trường mục tiêu, nhu cầu thị trường, triển vọng bán hàng, chi phí và chiến lược. Nên ngắn gọn và cô đọng.

2.0. Phân tích tình hình:

2.1 Nhu cầu thị trường (Market needs):

Nên tập trung vào những lợi ích mà bạn đem đến cho khách hàng hơn là đơn thuần xoay quanh lợi nhuận.

2.2. Thị trường (The market)

Đây là những mô tả tóm tắt về thị trường của bạn., có thể mô tả về các nhóm khách hàng mục tiêu, mức độ phát triển, tiềm năng…Kèm đó là bảng phân tích về thị trường với các con số định lượng.

2.2.1. Cơ cấu thị trường: ( Market demographic)

Những thông tin cơ bản về dân số của thị trường như tuổi, giới tính, học vấn, địa vị, thu nhập…

Kèm theo đó là các bảng biểu phân chia tỷ lệ, cơ cấu thị trường

2.2.2 Xu hướng thị trường (Market trends)

Bao gồm thay đổi về cơ cấu thị trường, về nhu cầu, nhận thức của khách hàng hay những nhân tố khác…Kèm theo là bảng biểu phân tích về thị trường và xu hướng của thị trường.

2.2.3. Sự tăng trưởng của thị trường:

2.2.4 Môi trường vĩ mô(Macro environment:

Bao gồm các yếu tố về nhân khẩu, kinh tế, kỷ thuật, chính trị, pháp lý, thay đổi về văn hoá, xã hôi…ảnh hưởng đến thị trường tiềm năng của công ty.

Chú ý phân tích kỹ về mức độ phát triển và thị phần, so sánh các mặt giữa công ty bạn và đối thủ.

2.3.0: Phân tích tình hình:

Tóm tắt về công ty, nhóm làm việc hay dự án. Ai tham gia, làm gì, cho ai…

2.3.1 Nhiệm vụ (Mission):

Thiết lập những mục tiêu cơ bản về chất lượng sản phẩm dịch vụ, sự thoả mãn nhu cầu khách hàng, phúc lợi cho nhân viên…

2.3.2 Sản phẩm/dịch vụ công ty đưa ra(Service offering):

Liệt kê, mô tả các sản phẩm, dịch vụ,

2.3.3 Định vị (Positioning)

Quan điểm định vị phải bao gồm những trong tâm mang tính chiến lược đối với thị trường mục tiêu, những nhu cầu quan trọng của thị trường mục tiêu đó, làm cách nào để dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó, làm cách nào để tốt hơn đối thủ cạnh tranh…

2.3.4 Phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh (strengths, điểm yếu (weakneses, cơ hội (opportunities) và nguy cơ (threats) để có cái nhìn bao quát về tình hình hiện tại của công ty.

2.3.5 Thành tích đã đạt được:

Tóm tắt những thành quả marketing đã đạt được. Điều này giúp bạn có được cái nhìn tổng thể về sự lien quan giữa các hoạt động marketing và kết quả đạt được. Qua đó giúp ích cho việc hoạch định chiế lược marketing trong tương lai.

2. 4 Đối thủ cạnh tranh(Competition):

Liệt kê những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp và mô tả những điểm quan trọng nhất về họ.

3.0 Chiến lược marketing:

Bao gồm mục tiêu, chiến lược đối với các thị trường mục tiêu, giá trị cam kết và tháp chiến lược.

3.1 Giá trị cam kết

Những giá trị về sản phẩm, dịch vụ mà công ty offer với khách hàng mục tiêu của mình.

3.2 Nhận định chính yếu về tình hình:

Bảng phân tích SWOT sẽ giúp bạn đưa ra những nhận định chính xác về tình hình công ty, xác định được công ty hay sản phẩm, dịch vụ đang nằm ở chặng nào trên con đường phát triển.

3.2 Mục tiêu về tài chính

Bao gồm cácc hỉ tiêu về sự gia tăng lợi nhuận, doanh số…

3.4 Những mục tiêu vầ marketing

3.5 Chiến lược đối với thị trường mục tiêu:

Giới thiệu sự lựa chọn các thị trường mục tiêu, nguyên nhân lựa chọn, chiến lược cho từng phân khúc thị trường

3.6 Thông điệp: Messaging:

Dựa trên quan điểm về định vị, bạn tóm tắt những thông điệp muốn gửi gắm đến thị trường mục tiêu.

4.0 Marketing Mix

Chương trình marketing mix gồm có 4P chính (product, price, place và promotion), ngoài ra còn một số nhân tố khác nữa như quảng cáo, PR. Bạn hoạch định chiến lược cụ thể cho từng P sao cho các P là sự kết hợp tốt nhất, mang đến hiệu quả marketing cao nhất.

4.4 Sản phẩm dịch vụ:

4.5 Kênh phân phối:

Phân tích, dự báo …về các kênh phân phối

4.6 Thị trường quốc tế

Phân tích thị trường quốc tế khi công ty bạn có nhu cầu xâm nhập thị trường thế giới

4.7 Kế hoạch bán hàng:

Đưa ra các số liệu cụ thể về mục tiêu bàn hàng cần đạt được.

4.8 Lịch trình thực hiện:

Đưa ra những cột mốc cho việc thực thi kế hoạch marketing với những hoạt động cụ thể có thể đo lường được. Với mỗi hạng mục công việc, bạn nhớ ghi rõ người chịu trách nhiệm, thời gian, ngân sách, nguồn lực.

5. 0 Tài chính:

Phần này bao gồm ngân sách chi tiêu, dự đoán doanh số…Thường thể hiện dưới dạng bảng biểu.

5.1 Break even analysis: Phân tích lỗ lãi Thường bao gồm đo lườnmg rủi ro, phân tích chi phí cố định lẫn chi phí không cố định.

5.2 Dự đoán doanh số:

5.3 Expense forecast: Dự trù kinh phí, phần này bao gồm cả việc phân chia ngân sách cho các hoạt động marketing.

6.0 Controls: Giám sát thực hiện

6.1 Implementation:

6.3 Nghiên cứu thị trường

Bao gồm các bảng thăm dò, bản dự báo, báo cáo về thị phần, xu hướng thị tường..v..v

6.4 Kế hoạch dự phòng

Bạn phải dự đoán trước các tình huống bất lợi và đề ra biện pháp ứng phó, trường hợp cần thiết phải đưa ra kế hoạch B, tức kế hoạch “sơ cua” nữa.

6.5 CRM plan:

Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng (CRM plan)

Đưa ra những mục tiêu trong quản trị quan hệ khách hàng, sau đó đưa ra một qiuuy trình để khia thác những dữ liệu cần thiết . Trên cơ sở này bạn có thể đưa ra những định hướng cần thiết cho thị trường và các giá trị tăng thêm.

6.6 Marketing organization: Vai trò của tổ chức trong kế hoạch marketing

Dịch từ Marketingplanpro